Không động viên con đúng cách có thể khiến trẻ nảy sinh tâm lý tự ti, nghĩ mình là nỗi thất vọng của cha mẹ.

06:46 05/06/2018

Nuôi dạy trẻ là việc không hề dễ dàng. Theo các chuyên gia tâm lý học và hành vi trẻ em, không chỉ cách dạy dỗ, định hướng hàng ngày mà ngay cả cách cư xử của cha mẹ cũng có tác động lớn đến nhận thức của con cái. Có những hành vi sai lầm, đi quá giới hạn đến mức làm tổn thương, gây hại cho tương lai của con trẻ.

Khiến con sợ hãi: Một số phụ huynh cho rằng yêu thương đồng nghĩa với việc bắt con cái phải làm theo ý muốn, cảm xúc của mình. Nhiều đứa trẻ có thể cảm nhận được tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng bước chân, tiếng đặt đồ vật… Chúng luôn phải sống trong e dè, sợ hãi. Về phía cha mẹ, họ cho rằng họ đang làm tất cả vì lợi ích của con và con cái cần phải biết ơn, không được tỏ ra hoài nghi những việc làm đó.
Muốn con phải có trách nhiệm như người lớn: Một số phụ huynh thường "san sẻ" trách nhiệm của họ lên đôi vai con cái. Ví dụ như khiến con nghĩ rằng chúng là lý do làm bố mẹ mệt mỏi, uống rượu bia… Dần dần, con trẻ sẽ bị cuốn theo những xung đột của người lớn. Cha mẹ bắt con nghe những lời than vãn, phàn nàn nhưng lại không cho con được bày tỏ quan điểm cá nhân như một người lớn thực sự.
Không bao giờ thỏa mãn với thành tích con đạt được: Nhóm phụ huynh này thường khao khát con mình phải đứng vị trí số 1 hay đạt thành tích xuất sắc. Những gì mà trẻ cố gắng dường như không bao giờ là đủ để làm vừa lòng cha mẹ. Việc đưa ra những lời nhận xét sai lệch có thể làm tổn thương con cái và khiến chúng nghĩ rằng mình là nỗi thất vọng của cha mẹ.
Không bao giờ thỏa mãn với thành tích con đạt được: Nhóm phụ huynh này thường khao khát con mình phải đứng vị trí số 1 hay đạt thành tích xuất sắc. Những gì mà trẻ cố gắng dường như không bao giờ là đủ để làm vừa lòng cha mẹ. Việc đưa ra những lời nhận xét sai lệch có thể làm tổn thương con cái và khiến chúng nghĩ rằng mình là nỗi thất vọng của cha mẹ.
Chê bai con nhưng không giúp con thay đổi: Cha mẹ có thói quen bình luận quá mức về ngoại hình, thất bại của con... mà không cho con cơ hội để cải thiện sẽ càng làm trẻ thêm tự ti, khép mình. 
Chê bai con nhưng không giúp con thay đổi: Cha mẹ có thói quen bình luận quá mức về ngoại hình, thất bại của con... mà không cho con cơ hội để cải thiện sẽ càng làm trẻ thêm tự ti, khép mình. 
Bắt con cái phải nghe lời nhưng nếu sai lầm là do con gây ra: Cha mẹ coi con như một món đồ, họ vẽ ra kế hoạch và bắt con đi theo đúng con đường mà họ đã định. Họ cũng không mấy quan tâm đến hậu quả của việc kiểm soát con cái quá mức và nếu có vấn đề gì thì đó là do lỗi của con.
Luôn nhấn mạnh con đang sống phụ thuộc vào mình: Trong những gia đình thông thường, bố mẹ sẽ giúp con cái tự lập, rời nhà và có cuộc sống riêng. Tuy nhiên, có một số phụ huynh lại hành xử như trường hợp trong hình minh họa. Họ "đuổi" con ra khỏi nhà nhưng lại nhấn mạnh không đâu tốt bằng sống với họ. Con cái sẽ không có quyền phản đối hay lựa chọn nào khác vì đang phụ thuộc vào cha mẹ. 
Nhắc đi nhắc lại việc con phải biết ơn mình: Cha mẹ tự cung cấp điều gì đó cho con cái mà chúng không thực sự cần thiết sau đó lại nhấn mạnh, nhắc nhở như thể con đang mang nợ mình. 
Muốn con tin tưởng nhưng lại không tôn trọng đời tư của con: Trường hợp cha mẹ luôn tìm cách kiểm soát, "xâm phạm" vào quyền riêng tư của con sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý không được tôn trọng, tù túng.
Theo Thảo Nhi/Ngoisao.net