Việc thiếu kiểm soát là nguồn gốc của rất nhiều vấn đề. Một đứa bé 6 tuổi bốc đồng có thể gây ra những cuộc đánh nhau trên đường về. Một cậu bé 15 tuổi gặp vấn đề rắc rối nếu chia sẻ những nội dung không phù hợp lên mạng xã hội.
1. Ghi nhãn cảm xúc
Khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình khi đang tức giận, đang buồn, chúng chỉ biết ném đồ vật xuống sàn và hét lên. Lúc này bố mẹ phải dạy con nhận diện được cảm xúc và hành vi phù hợp để biểu hiện tâm trạng.
Bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kìm chế hoặc bộ lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.
2. Yêu cầu trẻ lặp lại lời dặn dò
Trẻ bốc đồng và không nghe theo lời khuyên, hướng dẫn của bố mẹ. Hãy yêu cầu trẻ lặp lại lời dặn dò trước khi hành động “Được rồi, bố/mẹ vừa bảo con làm gì?”
Dù phòng ốc đã được dọn sạch, bài tập được hoàn thành, mọi thứ được chuẩn bị xong nhưng bố mẹ vẫn nên yêu cầu trẻ lặp lại lời dặn dò. Điều này giúp trẻ nhớ sâu và chú ý những lần sau.
3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Dạy trẻ nhiều cách để giải quyết vấn đề nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá đúng tiềm năng của trẻ, đưa ra giải pháp phù hợp trước khi bắt đầu hành động.
Ví dụ, khi trẻ đang cố gắng sửa xe đạp hay làm bài tập mãi mà vẫn không xong, chúng dần có xu hướng cáu gắt lên và bỏ cuộc. Hãy khuyến khích trẻ động não, đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào là khả thi nhất. Lúc nào cũng cần phải suy nghĩ trước khi hành động.
4. Dạy kỹ năng kiểm soát cơn tức giận
Khả năng chịu đựng kém có thể gây ra những bất đồng, xung đột không đáng có. Hãy dạy trẻ khả năng biết kìm chế cơn giận của mình một cách lành mạnh. Ví dụ hít thở thật sâu, đi bộ xung quanh nhà để đốt cháy năng lượng giận dữ, thậm chí có thể tạo ra một số công cụ giúp trẻ thư giãn.
5. Đặt ra quy tắc trong gia đình
Sử dụng một số quyền lực trong việc >nuôi dạy con cái, tạo ra các quy tắc và giải thích rõ lý do đằng sau các điều luật này.
Ví dụ, cần đi nhẹ nõi khẽ trong nhà như trong thư viện, không được đánh nhau, không được tranh giành, tự tiện lục lọi đồ người khác...Đưa ra các hậu quả và hình phạt nếu ai không tuân thủ nguyên tắc.
6. Thống nhất các kỷ luật
Dù ở nhà hay ở ngoài quán xá, các kỷ luật cần phải khớp với nhau mà không có ngoại lệ. Việc nhắc nhở trẻ cần giữ im lặng nơi công cộng, giờ giới nghiêm, nguyên tắc ăn uống, dọn dẹp...Hãy giữ thói quen giống nhau càng nhiều càng tốt, nó sẽ giúp kiểm soát được những hành vi gây ra bất đồng.
7. Trì hoãn sự hài lòng
Khi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích. Tuy nhiên, hãy trì hoãn bằng cách tạo ra hệ thống phần thưởng.
Ví dụ, mỗi lần biết kìm chế cơn nóng giận trẻ sẽ được thưởng 1 món đồ nào đó, nhưng nếu để dành lại sau 10 lần thì có thể đổi thành một thứ gì đó lớn hơn như xem phim, đồ chơi trẻ thích. Đây là kỹ năng cần thiết để trẻ vượt qua những cám dỗ dẫn đến sự mất kiểm soát lý trí.
8. Trở thành một tấm gương tốt
Khi trẻ đã biết cách kiên nhẫn chờ đợi, chịu đựng sự trì hoãn phần thưởng...Hãy khuyến khích trẻ tự nhìn nhận lại bản thân mình, tự nói chuyện với chính mình. Những cuộc đối thoại nội tâm như vậy sẽ giúp trẻ biết cách kiểm soát được hành vi của mình sau này.
9. Khuyến khích chơi nhiều thể thao
Hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại, khuyến khích chúng chơi thể thao, tìm kiếm những trò chơi bên ngoài và kết bạn với nhau. Các trò chơi như chạy nhảy, ném bóng, nhảy lò hò sẽ tiêu hao nhiều năng lượng thừa, giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
10. Rèn luyện trí não
Tạo ra hoặc tìm những trò chơi sử dụng nhiều trí não như giải câu đố. Các trò chơi như Simon Says, Red Light Green Light, và Follow the Leader sẽ cho trẻ nhiều cơ hội thực hành việc kiểm soát cơn tức giận.